Docker là gì? Các kiến thức cơ bản về Docker

Docker là gì? Các kiến thức cơ bản về Docker

Bạn đang thắc mắc Docker là gì? Bạn muốn tìm hiểu về Docker? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ ảo hóa Docker và các kiến thức cơ bản về nó. Đọc ngay nhé!

docker-la-gi

Docker là gì?

Docker là một nền tảng mã nguồn mở giúp đóng gói, triển khai và vận hành ứng dụng một cách dễ dàng và hiệu quả. Docker sử dụng công nghệ container để cô lập ứng dụng và môi trường của chúng, giúp cho việc triển khai ứng dụng trở nên linh hoạt và nhất quán trên mọi môi trường.

Ưu điểm của Docker

- Tiện lợi: Bình thường khi cần chạy ứng dụng chúng ta cần cài đầy đủ môi trường trên máy tính, chưa kể có sự xung đột, sự cố xảy ra với các ứng dụng. Với Docker, bạn có thể đóng gói tất cả các thành phần của ứng dụng vào một container và chạy nó trên bất kỳ máy tính nào mà không cần phải cài đặt lại môi trường.

- Dễ dàng sử dụng: Docker rất dễ cho mọi người sử dụng từ developers, systems admins, architects… nó tận dụng lợi thế của container để build, test nhanh chóng. Có thể đóng gói ứng dụng trên laptop của họ và chạy trên public cloud, private cloud… Câu thần chú là “Build once, run anywhere”.

- Tốc độ: Docker Containers tương đối nhẹ và có tốc độ rất nhanh. Bạn hoàn toàn có thể tạo và khởi chạy chỉ trong vài giây.

- Linh hoạt: Triển khai ở bất kỳ nơi đâu do sự phụ thuộc của ứng dụng vào tầng OS cũng như cơ sở hạ tầng được loại bỏ.

- Môi trường chạy và khả năng mở rộng: Bạn có thể chia nhỏ những chức năng của ứng dụng thành các container riêng lẻ. Ví dụng Database chạy trên một container và Redis cache có thể chạy trên một container khác trong khi ứng dụng Node.js lại chạy trên một cái khác nữa. Với Docker, rất dễ để liên kết các container với nhau để tạo thành một ứng dụng, làm cho nó dễ dàng scale, update các thành phần độc lập với nhau.

Một số khái niệm liên quan về Docker

- Docker Engine: là thành phần chính của Docker, đây như là một công cụ dùng để đóng gói ứng dụng (packaged).

- Docker Hub: đây là một “github for docker images”. Ở trên Docker Hub có sẽ hàng nghìn public images được tạo ra và chia sẻ bởi cộng đồng, từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra được những image mà bạn cần. Và việc bạn cần làm chỉ là pull về và dùng cùng với một số config mà bạn muốn.

docker-hub

- Images: thuật ngữ này để chỉ một khuôn mẫu để tạo ra một cấu trúc container. Thông thường, image sẽ dựa trên 1 khuôn mẫu đã có sẵn với một số tùy chỉnh thêm. Ví dụ, bạn đang cần build lại 1 image dựa trên nền tảng là image Centos (mẫu có sẵn) để vận hành Nginx và thêm những tùy chỉnh, cấu hình để cho ứng dụng web có thể vận hành được. Bạn cũng có thể tự build riêng một image cho bản thân hoặc cũng có thể sử dụng những image được đăng công khai trên cộng đồng Docker Hub. Một image thường sẽ được build dựa theo những chỉ dẫn trên Dockerfile.

- Container: là một instance của image. Bạn có thể khởi tạo, bắt đầu, tạm dừng, di chuyển hoặc xóa container đi dựa trên giao diện lập trình Docker API hoặc Docker CLI.

docker-container

- Docker Client: là công cụ dành cho người dùng có thể giao tiếp được với Docker host.

- Docker Daemon: có thể lắng nghe những yêu cầu từ trên Docker Client, từ đó sẽ quản lý được những đối tượng như là cấu trúc Container, Image, Network hay là Volumes thông qua tiêu chuẩn REST API. Các Docker Daemon cũng có thể giao tiếp với nhau để dễ dàng quản lý tất cả các Docker Service.

- Dockerfile: là một file tổng hợp bao gồm tất cả những chỉ dẫn chi tiết để xây dựng lên một image 

- Volumes: là gói dữ liệu được tạo ra khi cấu trúc container được tạo ra.

Trên đây chính là những khái niệm căn bản nhất về hệ thống Docker. Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm nữa như là swarm, compose…

Vậy khi nào bạn cần sử dụng Docker?

- Khi bắt đầu triển khai kiến trúc Microservices.

- Khi bạn muốn xây dựng ứng dụng và cần phải scale một cách linh hoạt.

- Khi bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian để chỉnh sửa config máy local và server trong cùng một môi trường để có thể vận hành được ứng dụng. Bạn chỉ cần khởi tạo 1 lần chạy tại nhiều nơi mà thôi.

- Sản phẩm của công ty bạn sản xuất cần có thêm một số cách tiếp cận mới hơn về việc xây dựng hay đẩy lên trên server, thực hiện làm ứng dụng sao cho nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Quy trình thực thi của một hệ thống sử dụng Docker

quy-trinh-thuc-thi-he-thong-docker

Như trong hình vẽ, một hệ thống Docker được thực thi với 3 bước chính :

Build -> Push -> Pull, Run

- Build: Đầu tiên tạo một dockerfile, trong dockerfile này chính là code của chúng ta. Dockerfile này sẽ được Build tại một máy tính đã cài đặt Docker Engine. Sau khi build ta sẽ có được Container, trong Container này chứa ứng dụng kèm bộ thư viện của chúng ta.

- Push: Sau khi có được Container, chúng ta thực hiện push Container này lên cloud và lưu tại đó.

- Pull, Run: Nếu một máy tính khác muốn sử dụng Container chúng ta thì bắt buộc máy phải thực hiện việc Pull container này về máy, tất nhiên máy này cũng phải cài Docker Engine. Sau đó thực hiện Run Container này.

Docker dùng để làm gì?

docker-dung-lam-gi

Các ứng dụng phổ biến của docker gồm:

1. Phát triển ứng dụng

Docker hỗ trợ người dùng đắc lực trong việc: 

- Tạo môi trường phát triển riêng biệt cho mỗi ứng dụng.

- Giúp dễ dàng chia sẻ môi trường phát triển với các thành viên khác trong nhóm.

- Giúp thử nghiệm ứng dụng nhanh chóng và dễ dàng.

2. Triển khai ứng dụng

Docker giúp đóng gói ứng dụng và môi trường của nó vào một container duy nhất. Ngoài ra, phần mềm mã nguồn mở này cũng giúp bạn triển khai ứng dụng một cách linh hoạt và nhất quán trên mọi môi trường. Đồng thời, giảm thiểu thời gian triển khai ứng dụng.

3. Vận hành ứng dụng 

Trong quá trình vận hành ứng dụng, docker hỗ trợ: 

- Cách ly các ứng dụng với nhau.

- Giúp bạn theo dõi và quản lý các ứng dụng dễ dàng.

- Giúp khắc phục sự cố ứng dụng nhanh chóng.

4. Microservices 

Docker là một nền tảng lý tưởng để triển khai các ứng dụng microservices, giúp bạn tạo các microservices độc lập và có thể mở rộng.

Ngoài ra, Docker còn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích như:

- Tự động hóa quy trình DevOps.

- Cài đặt và chạy phần mềm.

- Tạo môi trường thử nghiệm.

- Chia sẻ dữ liệu.

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về Docker. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Docker và sử dụng công cụ này hiệu quả trong doanh nghiệp của mình. Bạn có thể liên hệ với Bluesea TẠI ĐÂY nếu cần tư vấn chi tiết về dịch vụ.
—---------------------------------------------
Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh
Website: https://bluesea.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/blueseacloudserver/
Hotline: 0907.69.69.46
Email: yenht@bluesea.vn
Trụ sở chính: 91 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
CN HCM: 205B Hoàng Hoa Thám, P.6, Bình Thạnh, TP.HCM