Cloud Backup là gì? Phân loại, ưu và nhược điểm của Cloud Backup
Cloud Backup là gì? Phân loại, ưu và nhược điểm của Cloud Backup
Đối với bất kì doanh nghiệp nào cần quản lý và lưu trữ dữ liệu thì đều sẽ biết đến thuật ngữ Cloud Backup - hình thức lưu trữ dữ liệu trên đám mây. Tuy nhiên để hiểu rõ về nó thì không phải là doanh nghiệp nào cũng biết. Vậy cùng Bluesea tìm hiểu xem Cloud Backup là gì? Phân loại, ưu và nhược điểm của nó trong bài viết dưới đây.
1. Cloud Backup là gì?
Cloud Backup, hay còn gọi là sao lưu đám mây, là quá trình sao lưu và lưu trữ dữ liệu từ các thiết bị bên ngoài vào đám mây. Nó cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ dữ liệu trên đám mây để đảm bảo an toàn và dễ dàng trong việc quản lý dữ liệu.
Cloud Backup có thể được áp dụng cho nhiều thiết bị khác nhau, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh cho đến máy chủ. Tất cả các dữ liệu quan trọng trên thiết bị này sẽ được sao lưu lên đám mây để đảm bảo an toàn.
2. Cách thức hoạt động của Cloud Backup
Trong quá trình sao lưu, dữ liệu sẽ được sao chép và lưu trữ trên các phương tiện và kho lưu trữ khác nhau, nhằm đảm bảo việc truy cập dễ dàng trong trường hợp cần khôi phục dữ liệu.
Khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Cloud Backup, việc tải lên bản sao lưu đầu tiên có thể mất vài ngày, thời gian này phụ thuộc vào lượng dữ liệu truyền đi.
Kỹ thuật cloud seeding cho phép nhà cung cấp dịch vụ sao lưu đám mây gửi thiết bị lưu trữ cho khách hàng, ví dụ như gửi một ổ đĩa đến để khách hàng lưu trữ dữ liệu cục bộ và sau đó khách hàng sẽ trả lại thiết bị cho nhà cung cấp. Điều này giúp loại bỏ việc truyền dữ liệu ban đầu qua mạng đến nhà cung cấp dịch vụ sao lưu đám mây.
Sau khi hoàn thành bản sao lưu đầu tiên, chỉ những dữ liệu đã được cập nhật mới được sao lưu trên mạng. Việc này giúp giới hạn rủi ro liên quan đến vấn đề bảo mật
3. Các phương thức Cloud Backup phổ biến hiện nay
Vậy những phương thức phổ biến của Cloud Backup là gì? Sau đây là một số cách thức sao lưu phổ biến của lưu trữ đám mây.
3.1. Sao lưu trực tiếp lên hạ tầng đám mây
Theo đó, dữ liệu sẽ được ghi trực tiếp lên cơ sở hạ tầng đám mây của các nhà cung cấp.
3.2. Sao lưu trên dịch vụ của nhà cung cấp
Với phương thức này, người dùng sẽ sử dụng các dịch vụ sao lưu trong trung tâm dữ liệu do họ quản lý để ghi dữ liệu lên dịch vụ đám mây của nhà cung cấp.
3.3. Sao lưu Cloud – đến – Cloud
Trong trường hợp dữ liệu của đám mây thuộc phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a service – SaaS) thì Cloud Backup sẽ sao chép dữ liệu sang một đám mây khác.
4. Ưu và nhược điểm của Cloud Backup
4.1. Ưu điểm của Cloud Backup
Dưới đây là một số ưu điểm của lưu trữ đám mây.
- Rút ngắn thời gian khắc phục sự cố: Không chỉ đảm bảo an toàn cho dữ liệu, giải pháp Cloud Backup còn giúp rút ngắn tối thiểu thời gian mà hệ thống ngừng hoạt động khi có sự cố xảy ra. Khách hàng có thể truy xuất cũng như khôi phục lại dữ liệu nhanh chóng.
- Tính khả dụng: Cloud Backup dễ dàng sử dụng với mọi người dùng vì được hỗ trợ tối đa bởi các nhà cung cấp dịch vụ của bên thứ 3.
- Bảo mật dữ liệu: Mọi dữ liệu được lưu trữ trên Cloud Backup đều được đảm bảo an toàn bằng lớp mã hóa đặc biệt và chỉ cho phép những người có quyền được truy cập. Phương pháp này cũng an toàn khi có thể chống lại tấn công bằng mã độc tống tiền ransomware bằng cách khóa truy cập và phải trả tiền để được truy cập lại. Điều này giúp hạn chế thấp nhất rủi ro thông tin dữ liệu bị lấy cắp.
- Tính linh hoạt: Dung lượng lưu trữ có thể được tăng hoặc giảm linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí: Thay vì đầu tư vào hệ thống ổ cứng để lưu trữ dữ liệu thì việc sử dụng Cloud Backup sẽ tiết kiệm hơn.
- Khả năng khắc phục sự cố: Khi dữ liệu bị mất hoặc hỏng, khách hàng có thể yêu cầu khôi phục. Việc này chiếm không quá nhiều thời gian, thậm chí có thể diễn ra chỉ trong vài phút.
- Hệ thống tự động: Quá trình sao lưu sẽ được cài đặt trước và diễn ra hoàn toàn tự động. Nhờ đó hạn chế sự tác động của con người, tránh sai sót hoặc lộ thông tin dữ liệu. Sau khi hoàn thành, email thông báo sẽ được gửi đến cho khách hàng.
4.2. Nhược điểm của Cloud Backup
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng phương pháp lưu trữ đám mây vẫn tồn tại một vài hạn chế như:
- Tốc độ sao lưu dữ liệu phụ thuộc nhiều vào băng thông và độ trễ. Do đó, có thể tốn nhiều thời gian sao lưu nếu nhiều tổ chức cùng sử dụng kết nối Internet.
- Dữ liệu tăng sẽ làm tăng chi phí sử dụng.
- Vẫn có nguy cơ lộ thông tin do dữ liệu nằm trong sự kiểm soát của bên thứ 3 cung cấp dịch vụ.
5. So sánh Cloud Backup và sao lưu dữ liệu kiểu truyền thống
Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem so với sao lưu truyền thống thì việc sử dụng Cloud Backup có gì khác biệt nhé.
Sao lưu dữ liệu kiểu truyền thống:
- Vấn đề hỏng hóc: Trong trường hợp hỏng hóc các thiết bị lưu trữ gây ra mất mát các dữ liệu quan trọng.
- Vấn đề khôi phục: Khi các dữ liệu bị mất thì phải mất khá nhiều thời gian cũng như công sức để có thể khôi phục lại dữ liệu. Thậm chí, trong một số trường hợp việc khôi phục này gần như không thể thực hiện được.
- Vấn đề an toàn: Độ an toàn về bảo mật là một vấn đề lớn. Việc quản lý một máy chủ vật lý đảm bảo cho việc lưu trữ một cách an toàn không phải là một chuyện dễ dàng, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ. Việc mã hóa dữ liệu không được đảm bảo, tính bảo mật an toàn thông tin thấp.
- Vấn đề chi phí: Việc sao lưu dữ liệu tại nhiều địa điểm khá tốn kém và mất nhiều thời gian.
- Vấn đề sử dụng: Khi người dùng muốn kiểm tra tình trạng dữ liệu của mình, hay quá trình sao lưu dữ liệu cũng là một vấn đề. Nó đặc biệt khó khăn đối với những người không có chuyên môn về CNTT.
Sao lưu dữ liệu đám mây - Cloud Backup:
- Vấn đề hỏng hóc: Khi người dùng không may gặp vấn đề trục trặc về dữ liệu thì quá trình khôi phục lại với Cloud Backup không phải là vấn đề, điều này chỉ mất một khoảng thời gian ngắn.
- Vấn đề khôi phục: Việc sao lưu dữ liệu trên Cloud Backup diễn ra hoàn toàn tự động, không cần sự tác động của người dùng. Điều này là vô cùng dễ dàng và tiện lợi.
- Vấn đề an toàn: Bên cạnh tính năng tự động sao lưu, thì quá trình sao lưu cũng luôn được cập nhật đến người dùng. Khi sử dụng Cloud Backup, dữ liệu được mã hóa bằng các chuẩn hóa mới nhất (AES256, DES 64, RC2 128,...) đảm cao về bảo độ an toàn bảo mật. Dữ liệu được lưu tại Data Center, được phân tán rộng rãi trên các phòng máy toàn quốc. Dữ liệu trên Cloud Backup được lưu ở thiết bị lưu trữ và đám mây có thể giúp giảm thời gian ngừng dịch vụ.
- Vấn đề chi phí: Bằng việc thuê các gói dịch vụ đơn lẻ, người dùng có thể tiết kiệm được tối đa chi phí họ có thể bỏ ra cho nhu cầu sao lưu dữ liệu của mình.
- Vấn đề sử dụng: Việc sử dụng Cloud Backup khá đơn giản với giao diện UI/UX tương đối dễ sử dụng. Phần lớn nó là các thao tác cơ bản và dành cho người không chuyên.
6. Kết luận
Như vậy, với dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến - Cloud Backup cho phép sao lưu và khôi phục dữ liệu từ các bản sao lưu. Cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công cũng như lỗi phần mềm và phần cứng. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã nắm được khái niệm Cloud Backup là gì cũng như các thông tin về dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây này.
—---------------------------------------------
Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh
Website: https://bluesea.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/blueseacloudserver/
Hotline: 0907.69.69.46
Email: yenht@bluesea.vn
Trụ sở chính: 91 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tags
Categories
- Cloud Server 14 bài viết
- Tin đối tác 1 bài viết
- Hóa đơn điện tử 0 bài viết
- SMS BrandName 4 bài viết
- Digital Marketing 1 bài viết
- Cổng thanh toán 1 bài viết
- Tích điểm đổi quà 40 bài viết
- Bảo hành điện tử 22 bài viết